Những năm gần đây,ĐổiđờikhitừbỏthunhậpUSDmỗinămsauduhọc đểvềnướkiểu tóc mohican số du học sinh tại nước ngoài quay về nước làm việc ngày một nhiều, nhất là các bạn làm việc trong các ngành nghề kinh tế, tài chính , y học, kỹ thuật (trừ một số bạn làm ở các viện nghiên cứu khoa học hoặc ngành nghề đặc thù mà điều kiện trong nước chưa phát triển). Theo tôi có mấy nguyên nhân chính:
Thứ nhất, chính sách cởi mở hội nhập cao đưa nền kinh tế đất nước ta phát triển vượt bậc, tiệm cận với các nước phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, doanh nghiệp PDI ngày một nhiều, các ngành nghề, việc làm mới xuất hiện giúp các bạn du học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp... Doanh nghiệp tư nhân ngày một phát triển, lớn mạnh nên cần lực lượng lãnh đạo kế thừa, vì vậy sau khi học tập và làm việc, có kinh nghiệm đủ chín, các bạn du học sinh có thể quay về kế nghiệp gia đình. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách, điều kiện tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, cơ hội việc làm tại các nước trên thế giới đang ngày một khó khăn, làm cho sự cạnh tranh việc làm của người bản địa và người nhập cư ngày một cao. Nếu so sánh, cuộc sống của các bạn về nước tốt hơn hẳn so với ở nước ngoài. Thu nhập nhiều lĩnh vực trong nước giờ cao tương đương nước ngoài, nhưng giá cả sinh hoạt thấp, tinh thần tình cảm thoải mái, gần gũi người thân, bạn bè, không bị phân biệt đối xử văn hóa, lối sống phù hợp... nên cuộc sống tại quê nhà hạnh phúc hơn, tích lũy tài sản cũng nhiều hơn.
Tuần vừa rồi, tôi có dự buổi họp mặt mừng nhà mới của người bạn học của con tôi bên châu Âu. Cháu cũng là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho tôi hiện tại. Nhìn cháu, tôi mới thấy được việc các bạn trẻ quay về nước là đúng đắn. Trước khi về nước, hai vợ chồng cháu đều có công việc đáng mơ ước: chồng là tiến sĩ bác sĩ có uy tín làm việc tại một bệnh viện lớn; vợ là thạc sĩ làm việc cho một công ty tài chính của Mỹ. Thu nhập của hai vợ chồng cháu gần 200.000 USD/năm, nhưng đời sống vật chất và tinh thần đều rất áp lực.
>> Những du học sinh 'sốc văn hóa' khi về nước
Ngoài nhà cửa, cơm áo gạo tiền, tình cảm người thân, quê hương, cách cư xử, hòa nhập văn hóa chủng tộc cũng là điều đáng trăn trở. Dù làm việc 10 đến 12 tiếng một ngày nhưng hai vợ chồng vẫn không tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng, gần mười năm về nước, cháu đã có công ty y khoa riêng với quy mô hoạt động và thu nhập rất tốt, mua được một căn hộ cao cấp giá trên 10 tỷ đồng, công việc ổn định, thu nhập vượt xa hồi ở Mỹ. Ngoài là giảng viên của một trường đại học y nổi tiếng trong nước, cháu còn tham gia khám bệnh ở hai bệnh viện lớn tại thành phố.
Có lẽ cách giáo dục tại các nước tiên tiến đã giúp các cháu có tư duy logic khoa học, phong cách sống và làm việc ưu việt, hiệu quả cao nên dù công việc nhiều nhưng không áp lực, thời gian dành cho gia đình, vui chơi giải trí, cũng rất hợp lý, hài hòa. Hầu như tất cả nhóm bạn "du học" của con tôi ai cũng có sự nghiệp, kinh tế ổn định các con đều học ở các trường quốc tế "xịn". Mọi người đều rất mãn nguyện tràn đầy hạnh phúc, cách nói chuyện trao đổi, cư xử thể hiện tình cảm với nhau rất lịch thiệp nhã nhặn vô cùng thoải mái, cởi mở.
Các cháu hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, logistic, trung tâm giáo dục đào tạo, y khoa, quản lý sự nghiệp gia đình... Đa số đều làm nhiều việc một lúc, và công việc đều phù hợp với chuyên môn, sở trường của mình. Một người có nhiều năm lăn lộn và cũng có chút thành tựu như tôi cũng phải nể phục.
Viết ra những dòng này, tôi rất mong các bạn trẻ đang học tập, làm việc tại các nước tiên tiến, hãy tham khảo thêm để có cái nhìn thực tế về đất nước mình hiện tại, từ đó lựa chọn hướng đi hợp lý cho mình.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.